Năng lượng và môi trường
Vui lòng đăng nhập để viết bài và trả lời bài viết
Chưa có tài khoản? Bấm vào nút 'Đăng kí' để đăng kí
Năng lượng và môi trường
Vui lòng đăng nhập để viết bài và trả lời bài viết
Chưa có tài khoản? Bấm vào nút 'Đăng kí' để đăng kí
Năng lượng và môi trường
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Năng lượng và môi trường

Các kiến thức về năng lượng và môi trường sẽ được trao đổi tại đây
 
HomeTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Go down 
Tác giảThông điệp
truclamld
Admin
Admin
avatar


Tổng số bài gửi : 110
Join date : 25/09/2013
Age : 24

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận   Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Icon_minitime13/9/2014, 10:31

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là tên gọi chung của chuỗi hai nhà máy điện hạt nhân I và II đang trong dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên 4.000 MW.[1] Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và II sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2014 và hoàn thành vào năm 2022, phát điện vào cuối năm 2020. Dự án được tiến hành theo kiến nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa trên ước tính thiếu thốn điện năng đến 2020, được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư xây dựng. Về nguồn kinh phí, Nga đồng ý cho Việt Nam vay 10,5 tỷ USD, Nhật cũng đồng ý cho vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân. Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008.

Vị trí

Theo Nghị quyết của Quốc hội cuối năm 2009:
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Theo thông tư bổ sung của Bộ Khoa học và Công nghệ, nếu trong vòng bán kính 8 km có đứt gãy hoạt động mà không có giải pháp khắc phục thì phải chuyển địa điểm xây dựng.
Trung tâm Ninh Thuận cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km

Đối tác và công nghệ

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I
Tháng 5 năm 2010, Nga được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân I, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia về vấn đề này. Nga đưa ra mức giá ở nhà máy mức công suất 2.000 MWh là gần 8 tỷ USD và đồng ý cho Việt Nam vay tín dụng xuất khẩu để triển khai dự án. Nhà máy được dự tính xây dựng với hệ số an toàn cao trên cơ sở các lò phản ứng nước nhẹ hiện đại; sử dụng công nghệ nước áp lực (VVER) theo thiết kế của nhà máy điện thế hệ 3 với mức độ an toàn hơn hẳn thế hệ 2 (như nhà máy Fukushima I). Các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn chủ động và thụ động. Theo công nghệ mới, khu vực đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam khẳng định phía Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I.

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II
Chính phủ Việt Nam đã ký các thoả thuận hợp tác xây dựng máy điện hạt nhân Ninh Thuận II với Nhật Bản. Tháng 9 năm 2011, Nhật Bản cho tàu khảo sát địa chất đến Việt Nam khảo sát địa chất biển phục vụ dự án xây dựng nhà máy II.
Các chuyên gia Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC) đưa ra công nghệ và các đặc tính an toàn của các thế hệ lò phản ứng tiên tiến của Nhật có khả năng chống động đất và sóng thần cùng hướng khắc phục sau sự cố nhà máy điện Fukushima I.

Địa chất và an toàn hạt nhân

Ninh Thuận được các nhà địa chất xác định là vùng động đất cấp 5 hoặc 6. Về mặt khoa học, trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter xảy ra ngoài biển có khả năng gây ra sóng thần. Tại vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận (giáp Ninh Thuận, thuộc tuyến đứt gãy 109 – 110 độ) hàng năm đều có động đất, cường độ từ 4,7 đến 5,2 độ Richter. Đây là hoạt động kiến tạo bình thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu động đất trên 8 độ Richter, ước tính sau 15-30 phút, sóng thần sẽ đến đất liền và ảnh hưởng trực tiếp lên khu vực nhà máy. Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cho rằng, với mức độ động đất vốn có, nếu núi lửa hoạt động có thể gây ra sóng thần nhưng mức độ cũng không mạnh. Theo cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, khu vực xây dựng nhà máy tương đối ổn định và những trận động đất thông thường sẽ không ảnh hưởng đến khu vực nhà máy.
Tháng 3 năm 2011, đại diện Ban chuẩn bị đầu tư dự án cho biết: "Hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được thiết kế ở mức dự phòng cao hơn từ 15 đến 30% so với mức độ động đất cao nhất đã từng xảy ra ở Việt Nam (6,8 độ Richter)". Ngoài ra 2 nhà máy còn được thiết kế hệ thống đê chắn sóng cao 15m, mặc dù mức sóng cao nhất ghi nhận được tại Ninh Thuận là 8m.
Từ 26 đến 28 tháng 7 năm 2011 đã diễn ra hội thảo quốc tế về "Các vấn đề liên quan đến động đất và sóng thần trong việc phê duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận" với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia đến từ Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Armenia và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Mục tiêu của hội thảo là đưa ra phương án xây dựng tối ưu nhất, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả vận hành của nhà máy.
Tháng 8 năm 2011, tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 9, các chuyên gia khảo sát cho biết có một số đứt gãy đang hoạt động bị bỏ sót trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây. Các đứt gãy này được cho là có vai trò quan trọng đối với sự ổn định công trình trong khu vực. Các chuyên gia kiến nghị khảo sát bổ sung.
Ngày 3 tháng 2 năm 2012, công tác khảo sát địa chất đã bắt đầu tiến hành.

Đào tạo nhân lực

Theo các chuyên gia, Việt Nam thiếu cán bộ trong lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân trầm trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký hợp đồng đào tạo nhân lực với Tập đoàn Nhà nước và điện hạt nhân của Nga. Từ 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa khoảng 40 người đi đào tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xem xét vấn đề này trong thời điểm Việt Nam chưa có người làm về công nghệ hạt nhân. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh và yêu cầu cơ quan chuyên ngành nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á.
Nga bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo thuộc Rosatom với dự định tăng dần số lượng trong tương lai. Ba trung tâm đào tạo cho sinh viên đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành và hoạt động trước khi vận hành điện hạt nhân 2 năm.
Ông Sueo Machi, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Điều phối viên Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA), phát biểu rằng vai trò của người vận hành nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng do đó đòi hỏi sự đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó, trong năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50 - 60 lượt cán bộ trong lĩnh vực điện hạt nhân và sẽ tiếp tục giúp đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn vận hành điện hạt nhân.
Đại diện ban quản lý dự án cho biết theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ có khoảng 200 kỹ sư được đào tạo, huấn luyện về điện hạt nhân cho hai nhà máy.

Khung pháp lý

Vấn đề ban hành khung pháp lý cho an toàn hạt nhân cũng là một thách thức vì trong tương lai vài năm kể từ 2011, Việt Nam cần hàng trăm văn bản về lĩnh vực này. Tuy nhiên, Luật năng lượng nguyên tử Việt Nam khi ban hành phải lệ thuộc quá nhiều vào các quy định pháp luật trước đó. Và theo quy định hiện tại, các công đoạn phê duyệt, cấp phép phân chia ra nhiều cơ quan chủ quản. Điều này đi ngược với hướng dẫn xây dựng Luật của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế là chỉ nên để một cơ quan duy nhất quản lý. Điều này được xem là điểm yếu nhất của Luật năng lượng nguyên tử đang xây dựng.

Quan điểm - đánh giá

Tháng 8 năm 2011, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Việt Nam khẳng định công nghệ của Nga là hiện đại và đáng tin cậy, độ an toàn được đánh giá cao, nhưng vấn đề đáng lo ngại là an toàn trong quản lý và vận hành, về con người. Ông cho biết điều đáng quan tâm nhất không phải là công nghệ mà là cách Việt Nam sẽ tiếp nhận và vận hành công nghệ đó. Đây là bước khởi đầu quan trọng vì theo kế hoạch của Chính phủ, Việt Nam còn dự định mở thêm 8 - 10 địa điểm xây dựng điện hạt nhân đến năm 2030.
Tiến sĩ Bogomil Machev, giám đốc điều hành Công ty Risk Engineering của Bulgari cũng có quan điểm nguồn nhân lực là thách thức lớn của Việt Nam. Ông cho biết, từ kinh nghiệm của Bulgari, trong cao điểm xây dựng nhà máy cần tới 1.000 người túc trực thường xuyên, đội ngũ chuyên gia theo dõi giám sát phải có kinh nghiệm trên 30 năm. Bên cạnh đó, giáo sư tiến sĩ Trần Hữu Phát, chủ tịch hội đồng khoa học Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về những vấn đề chưa sáng tỏ trong khảo sát địa chất: "Có thể giảm tiến độ, lùi thời hạn để chuẩn bị và xây dựng cho tốt. Thiếu an toàn là nguy hiểm nhất", và nói rằng "không nên đùa với điện hạt nhân".
Về quan điểm các nước, sau sự cố ở Nhật đã có nhiều lo ngại về các nhà máy hạt nhân trên thế giới. Tháng 5 năm 2011, Đức tuyên bố sẽ hoàn thành việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vào 2022. Chính phủ Thụy Sĩ và Bỉ cũng tuyên bố dừng mọi kế hoạch xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân và từng bước hủy bỏ các nhà máy hiện có. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho biết, Pháp vẫn hoạt động các nhà máy và thêm các nhà máy mới. Phần Lan cũng đang xây dựng thêm nhiều các nhà máy điện hạt nhân. Do đó, quan điểm mỗi nước là không giống nhau trong phát triển năng lượng hạt nhân.

Các dự án song song

Ninh Thuận được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng phát triển năng lượng điện gió và mặt trời rất lớn. Đến giữa tháng 3 năm 2011, tại Ninh Thuận đã có 30 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đăng ký dự án phát triển điện gió, điện mặt trời; thu hút trên 35.000 tỷ đồng vốn đầu tư khai thác.

Nguồn: Wikipedia
Về Đầu Trang Go down
https://energy-environment.forumvi.com
 
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Năng lượng và môi trường :: Phần chính :: Các dạng năng lượng khác :: Năng lượng hạt nhân-
Chuyển đến