Năng lượng và môi trường
Vui lòng đăng nhập để viết bài và trả lời bài viết
Chưa có tài khoản? Bấm vào nút 'Đăng kí' để đăng kí
Năng lượng và môi trường
Vui lòng đăng nhập để viết bài và trả lời bài viết
Chưa có tài khoản? Bấm vào nút 'Đăng kí' để đăng kí
Năng lượng và môi trường
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Năng lượng và môi trường

Các kiến thức về năng lượng và môi trường sẽ được trao đổi tại đây
 
HomeTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những thảm họa môi trường lớn nhất hành tinh

Go down 
Tác giảThông điệp
truclamld
Admin
Admin
avatar


Tổng số bài gửi : 110
Join date : 25/09/2013
Age : 24

Những thảm họa môi trường lớn nhất hành tinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Những thảm họa môi trường lớn nhất hành tinh   Những thảm họa môi trường lớn nhất hành tinh Icon_minitime14/7/2014, 12:44

Vụ rò rỉ khí độc Bhopal

Những thảm họa môi trường lớn nhất hành tinh Thamhhoa
Xác chết la liệt trên đường phố Bhopal

Năm 1984, tại một nhà máy nông dược thuộc Tập đoàn Union Carbide của Mỹ ở Bhopal, ấn Độ xảy ra rò rỉ khí độc, 45 tấn chất độc iso cyanua methyl lỏng chứa trong bình khí nén ở hầm ngầm đã chảy ra hết trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ. Ngay sau đó, hơn 20.000 người đã chết, thi thể nằm la liệt trên mọi ngả đường Bhopal. Sự kiện này được coi là sự cố bi thảm nhất tính đến nay trong ngành công nghiệp hóa chất. Không chỉ gây tử vong cho người nào hít phải, chất độc này còn làm chết hoàn toàn cây cối trong phạm vi bán kính vài trăm mét.

Dù sự việc đã qua 25 năm, song hậu quả của nó vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Nhiều người dân địa phương vẫn sinh ra những đứa trẻ quái thai, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy vậy các cơ quan chức năng về cơ bản vẫn không có bất cứ biện pháp đền bù hay cải thiện nào. Gần đây Chính phủ ấn Độ mới quyết định mở một dự án nghiên cứu nhằm xác định xem sự cố Bhopal có mức độ ảnh hưởng lâu dài tới đâu.

Cá vược xâm hại hồ Victoria

Năm 1954, vì muốn phục hồi sản lượng cá đang suy giảm nghiêm trọng do người dân đánh bắt quá mức, người ta đã gây giống cá vược - loài cá nằm trong nhóm 100 động vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới, nhiều quốc gia thậm chí còn cấm nuôi và buôn bán - ở sông Nile đem về nuôi trong hồ Victoria, Nam Phi khiến môi trường nơi đây bị ảnh hưởng nặng nề. Để có thể trọng lên đến gần 20 kg khi trưởng thành, cá vược ăn tất cả các loại côn trùng, động vật giáp xác và cá. Hơn 200 loài sinh vật hồ Victoria gần như tuyệt chủng hoàn toàn.

Mặt khác, cá vược nhiều mỡ nên mọi người thích thưởng thức theo kiểu nướng trên than củi, cộng thêm việc ngư dân dùng củi sấy cá, vì vậy nhu cầu về củi tăng lên, khiến rừng cây bị chặt phá nhiều hơn. Hậu quả kế tiếp là hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất trong vùng lưu vực làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong hồ tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo và bèo Nhật Bản. Sự bùng nổ của các loài thực vật này làm giảm lượng oxy trong hồ và làm chết nhiều cá hơn. Ngoài ra việc khai thác mang tính thương mại loài cá này đã làm cư dân ở đây mất đi nghề đánh bắt và chế biến cá truyền thống của mình. Cư dân và môi trường ở đây hầu như không những không có lợi mà còn nghèo đói hơn.

Tràn dầu ở Mỹ

Khoảng 9h tối 23-3-1989, chiếc tàu chở dầu Exxon Valdez rời cảng dầu Valdez, Alaska (Mỹ), mang theo 200 triệu lít dầu thô tới Long Beach, California, Mỹ. Con tàu này đã vướng vào dải san hô Bligh, làm khoảng 40 triệu lít dầu thô tràn ra vùng eo biển nguyên sơ Prince William, gây nên thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ: 2.250km bờ biển tràn ngập dầu.

10.000 công nhân, 1.000 tàu thuyền và 100 máy bay các loại đã được huy động để khắc phục sự cố. Tuy vậy, thảm họa tàu Exxon Valdez với mức độ hủy hoại môi trường mà nó gây ra vẫn hết sức nghiêm trọng. Cho đến nay, dù dấu tích của sự cố đã gần như phai mờ, du lịch ở đây cũng đã phát triển trở lại, nhưng tại những vùng xa xôi nhất trong khu vực, vệt dầu nằm sâu vài gang tay dưới lòng đất vẫn tiếp tục rỉ ra biển, tồn tại dưới dạng túi nằm rải rác trên bờ biển. Một số loài như chim lặn gavia, hải cẩu, vịt hề và cá trích Thái Bình Dương vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Tràn bùn than ở Tennessee

Tháng 12-2008, bức tường chắn 80 acres (323.748m3) bùn phế liệu của nhà máy điện chạy bằng than Tennessee bị sập, khiến hơn 1 tỷ gallon (tương đương 38 triệu lít) bùn than có độc tố tràn ra thị trấn Kingston và các khu vực xung quanh. Nhà máy điện chạy bằng than Tennessee thuộc sở hữu của Cục Quản lý lưu vực Tennessee.

Ai cũng biết trong bùn than phế liệu có chứa các chất độc như asen, chì, selen…, tuy vậy ban đầu Cục Quản lý lưu vực Tennessee không hề ban bố bất cứ một cảnh báo về sức khỏe nào. Vài tuần sau, cơ quan này cuối cùng đã thừa nhận sự cố tràn bùn than. Những khu vực lấp đầy bùn than hiện đã không còn thích hợp cho sự sống.

Nguồn: Báo An ninh Thủ đô
Về Đầu Trang Go down
https://energy-environment.forumvi.com
 
Những thảm họa môi trường lớn nhất hành tinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hãy cứu lấy thế giới trước những thảm họa môi trường
» Thảm Họa Môi Trường
» Thảm họa môi trường Việt Nam
» Năm 2010 qua các thảm họa môi trường
» Thảm họa môi trường: Không khí bị hủy hoại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Năng lượng và môi trường :: Thảm họa môi trường-
Chuyển đến